Trong lĩnh vực bất động sản, chắc hẳn nhiều người đã nghe qua cụm từ “Thế chấp”. Vậy thế chấp là gì? hình thức này có đặc điểm gì và nó được phân loại như thế nào? Nếu bạn quan tâm, hãy cùng World Land tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé!
Thế chấp (Mortgage – tên gọi tiếng anh)
Thế chấp tài sản là việc bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận thế chấp và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.
Căn cứ theo Bộ luật dân sự năm 2015 quy định theo hình thức pháp lý, cụ thể
Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
Dưới đây là 5 đặc điểm của thế chấp bạn cần lưu ý:
Thứ nhất: Không có chuyển giao trạng thái sở hữu, mà chỉ chuyển giao các giấy tờ gốc chứng nhận quyền sở hữu tài sản đó. Trong thời hạn của thế chấp, bên nhận thế chấp có quyền sử dụng tài sản.
Thứ hai: Tài sản chủ yếu của thế chấp là bất động sản, phương tiện giao thông cơ giới, hàng hóa luân chuyển ở quá trình sản xuất và kinh doanh… Với đặc điểm thứ hai này sẽ có 2 trường hợp:
+ Đối với trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản. Hoặc động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản này cũng thuộc tài sản thế chấp.
+ Đối với trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản. Và các vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Thứ ba: Tài sản thế chấp có thể là tài sản hình thành trong tương lai.
Thứ tư: Đối với việc thế chấp quyền sử dụng đất phải tuân theo các quy định về thế chấp quyền sử dụng đất trong
Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Thứ năm: Đối với các tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận đồng ý ủy thác cho bên thứ ba để giữ tài sản thế chấp đó.
Thế chấp sẽ được chia làm nhiều loại khác nhau phụ thuộc vào nội dung, số lần thế chấp, tính chất hay nguồn gốc tài sản thế chấp. Cụ thể:
Theo nội dung nó sẽ được chia làm 2 loại, cụ thể
Trên đây là những chia sẻ về thế chấp là gì? đặc điểm và cách phân loại thế chấp nên biết. Mong rằng bài viết này hữu ích với bạn! Bạn đọc cần tư vấn các thông tin, giao dịch Bất động sản hãy liên hệ World Land!