Cụm từ “Giải chấp” có phải bạn đã từng nghe qua như giải chấp ngân hàng, giải chấp sổ đỏ, giải chấp chứng khoáng, cổ phiếu… Vậy bạn có biết giải chấp là gì? Thủ tục giải chấp thực hiện như thế nào? có rắc rối không? Theo dõi bài viết dưới đây để biết đáp án nhé!
Giải chấp (hay còn gọi là xóa thế chấp) là hình thức giải chấp đối với tài sản đang có trong ngân hàng cho vay. Tài sản chỉ được giải chấp khi nó đã chấm dứt nghĩa vụ bảo đảm khoản nợ của bên vay, tức là khi hợp đồng vay đã thanh lý. Tại thời điểm này, tài sản của bạn không còn là tài sản đảm bảo cho khoản vay của bạn.
Vì vậy, việc giải chấp ngân hàng là điều bắt buộc đối với người vay khi đến hạn thanh toán nợ gốc tại ngân hàng. Nếu hợp đồng không được thanh lý đúng hạn trả nợ gốc nó sẽ trở thành nợ quá hạn. Nó ảnh hưởng đến uy tín tín dụng của người đi vay.
Giải chấp sổ đỏ (hay xóa thể chấp sổ đỏ) được hiểu là thực hiện xóa các biện pháp đảm bảo, giải trừ thế chấp tài sản là quyền sử dụng nhà ở, đất ở và các tài sản khác gắn liền với đất, khi tài sản đã chấm dứt nghĩa vụ của người bảo bảo cho khoản nợ.
Khi được xóa nợ, người dân cần làm thủ tục giải chấp Sổ đỏ và xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất.
Giải chấp là quyền của người đi vay và cũng là trách nhiệm của ngân hàng. Ví dụ, nếu bạn mang nhà đi vay thế chấp nhưng muốn cho thuê hoặc bán nó, bạn phải giải chấp trước khi ký hợp đồng với khách hàng. Cũng có trường hợp khách hàng đồng ý nhận tài sản thế chấp khi không cần phải thực hiện giải chấp.
Điều kiện hay khi nào thì cần giải chấp? Giải chấp là việc bắt buộc đối với người vay, vậy khi nào cần giải chấp? Dưới đây là các trường hợp cần giải chấp:
+ Trường hợp bạn trả hết khoản nợ đã vay cho ngân hàng
+ Trường hợp bạn đang vay nợ, bạn chưa trả xong nợ mà muốn rút tài sản đã thế chấp để thay thế bằng tài sản khác. Lúc này bạn cần làm thủ tục để giải chấp cho tài sản cần rút đó.
+ Trường hợp bạn có điều kiện trả nợ cho ngân hàng trước thời hạn quy định và bạn cần rút tài sản đã thế chấp khỏi ngân hàng
Bước 1: Nộp Hồ sơ
Hồ sơ cần chuẩn bị
Các cơ quan có trách nhiệm giải ngân Sổ đỏ bao gồm:
+ Chi nhánh Văn phòng đất đai đăng ký và Văn phòng đăng ký đất đai (cấp huyện)
+ Bộ phận một cửa địa phương
Cơ quan này sẽ chuyển đến Văn phòng hoặc Chi nhánh văn phòng đăng ký đấy đai.
Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ
Trường hợp có căn cứ từ chối đăng ký:
+ Văn phòng đăng ký đất đai từ chối đăng ký
+ Tiếp đó, bàn giao hồ sơ đăng ký văn bản từ chối đăng ký cho Bộ phận tiếp nhận hồ sơ.
+ Sau đó, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ sẽ hướng dẫn người đăng ký thực hiện theo đúng quy định.
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu
+ Văn phòng đăng ký đất đai nhập nội dung xóa đăng ký vào sổ địa chính và giấy chứng nhận.
Bước 4: Kiểm tra thông tin giải chấp
Nếu Khi nhận được kết quả giải chấp, thông tin xóa sổ thế chấp sẽ thể hiện trên trang bổ sung của sổ đỏ.
Vừa rồi là những thông tin chia sẻ về giải chấp mà bạn cần biết. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Để tránh phải chịu thiệt thòi không đáng có do không hiểu rõ các quy định và các vấn đề xung quanh việc giải thế chấp.
Truy cập World Land để cập nhật những thông tin mua bán bất động sản mới nhất nhé!
Quý khách cần tư vấn nhiều hơn, hãy để lại thông tin ngay bên dưới: