Huyện Củ Chi là một huyện ngoại thành của TP. HCM. Trong chiến tranh, Củ Chi là “vành đai đỏ” ở cửa ngõ Tây Bắc Sài Gòn, được biết đến là vùng chiến sự ác liệt nhất Miền Đông Nam Bộ. Trong thời bình, huyện Củ Chi luôn năng động, sáng tạo để vươn lên. Đặc biệt, với những địa danh lịch sử cùng chính sách phát triển đúng đắn, Củ Chi đang thể hiện tốt tiềm lực du lịch của mình. Trong bài viết này, WorldLand sẽ giới thiệu cho bạn top 3 địa điểm không thể bỏ lỡ khi đến Củ Chi.
Địa đạo Củ Chi hình thành trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (khoảng năm 1948). Lúc đầu, địa đạo chỉ có những đoạn ngắn, cấu trúc đơn giản. Sang giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, địa đạo được gia cố và mở rộng.
Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi gồm: Địa đạo Bến Dược (Căn cứ Quân khu Sài Gòn – Gia Định (Khu A), Căn cứ Khu ủy Sài Gòn – Gia Định (Khu B) và Địa đạo Bến Đình (Căn cứ Huyện ủy Củ Chi). Về cơ bản, hệ thống địa đạo trong di tích chạy ngoắt nghéo trong lòng đất. Bắt đầu từ đường “xương sống” (đường chính) tỏa ra vô số nhánh, ăn thông với nhau, hoặc độc lập. Có nhiều nhánh trổ rộng ra sông Sài Gòn. Mục đích là để khi bị tình thế nguy kịch, có thể vượt qua sông sang vùng căn cứ Bến Cát.
Di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi được Thủ tướng xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt. Đồng thời, là địa điểm không thể bỏ lỡ khi đến Củ Chi.
Đây là một công trình lịch sử văn hóa của Đảng bộ và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Cổng tam quan: kiến trúc theo phong cách cổ truyền với các hàng cột tròn, trên lợp ngói âm dương.
Nhà văn bia: Bài văn được khắc vào bia đá với tựa đề “Đời đời ghi nhớ” của nhà thơ Viễn Phương.
Đền chính: Kiến trúc mang dáng dấp đền đài cổ của Việt Nam, vừa tôn nghiêm, vừa tĩnh mịch. Điện thờ bố trí theo hình chử U. Trong đó, trung tâm là bàn thờ tổ quốc, chính giữa có tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh, phía trên ghi: Vì nước quên mình. Tổ quốc ghi công. Đời đời ghi nhớ. Tả, hữu là hai hương án. Nơi đây thờ các bậc tiền hiền tiên liệt, đồng bào, chiến sỹ đã hy sinh, chưa tìm được tên. Dọc theo các bậc tường bên trái là tên liệt sỹ khối dân chính Đảng. Các bậc tường bên phải là tên liệt sỹ lực lượng võ trang.
Tháp: Tháp thể hiện cho sự vươn lên đỉnh cao trong tương lai. Tháp có 9 tầng cao 39m. Trên vách tháp có nhiều hoa văn, phù điêu. Đây thể hiện cho cuộc sống và chiến đấu của nhân dân Củ Chi Đất thép thành đồng.
Hoa viên: Từ khu đất đầy hố bom, cằn cỗi do chiến tranh tàn phá. Nay Đền đã có một mảng hoa viên mượt mà, tươi đẹp hoa nở quanh năm. Đặc biệt, các đồng chí lãnh đạo trung ương, thành phố và các tỉnh đã trồng lưu niệm nhiều loại cây quý ở hoa viên trước Đền.
Tầng hầm: Tầng hầm của Đền có 9 không gian. Chủ đề Sài Gòn Chợ Lớn kiên cường bất khuất, thể hiện lại các sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn chiến tranh của quân và dân trong vùng Tam giác sắt nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung, chống lại cuộc chiến tranh phi nghĩa của đế quốc và bọn tay sai.
Nơi đây còn được biết đến với nhiều cái tên gọi khác như: làng sinh thái Fosaco, làng dân tộc Fosaco Củ Chi…. Hiện đang là điểm đến thu hút người dân Sài Thành bởi phong cách miền núi Tây Nguyên độc đáo.
Địa chỉ: Ấp Ngã Tư, xã Nhuận Đức, nhuận Củ Chi. Cách địa đạo Củ Chi khoảng 8km và cách trung tâm Sài Gòn khoảng hơn 1 giờ đi xe máy (50km).
Đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những ngôi nhà theo kiểu dân tộc thiểu số. Có thể là nhà rông, nhà tre trúc khổng lồ… Hầu hết các công trình ở đây đều làm bằng tre nứa và gỗ. Ấn tượng nhất là Mê Cung Trúc – gian nhà được dựng bằng 2000 cây trúc.
Hi vọng với những tư vấn trên, bạn có thể tận hưởng trọn vẹn nhất kì nghỉ của mình khi đến Củ Chi.
Quý khách cần tư vấn nhiều hơn, hãy để lại thông tin ngay bên dưới: