Tam Phủ Công Đồng Tứ Phủ Vạn Linh là 1 nét văn hóa tâm linh đã tồn tại từ lâu đời ở Việt Nam. Tuy nhiên chắc hẳn nhiều người vẫn còn lạ lẫm về điều này. Nào hãy cùng WorldLandCorp để được biết tất tần tật những thông tin thú vị của yếu tố tâm linh này nhé!
Ở Việt Nam, thờ Mẫu là 1 loại hình thờ cúng người Mẹ hóa thân ở các vùng miền, sông nước, rừng núi. Hầu hết được dựa trên nền tảng của tín ngưỡng thờ Nữ thần. Vào thế kỷ XVI, tín ngưỡng này tạo nên nét văn hóa ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống và tâm linh của người dân.
Trong thờ Mẫu, người dân không những chỉ thờ các vị Mẫu mà còn tôn thờ cả 1 hệ thống các vị Thánh. Đây gọi là Tam Phủ Công Đồng Tứ Phủ Vạn Linh. Tất cả đều gắn kết chặt chẽ, được biểu hiện rõ trong các giá hầu đồng. Người ta thường thỉnh các vị sau đây theo trình tự nhất định:
Tín ngưỡng thờ Mẫu đã được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Theo nhiều nghiên cứu tâm linh thì Tam phủ có trước, Tứ phủ có sau.
Đây là địa điểm làm việc của các quan dưới âm, chư vị thần linh của ba miền: Thiên phủ, địa phủ, thoải phủ.
Là địa điểm làm việc của các quan âm, chư vị thần linh của bốn miền: Thiên phủ, địa phủ, thoải phủ, nhạc phủ.
Mỗi vị thần sẽ ngự trị, cai quản, quản lý những sự việc của 1 phủ. Trang phục của mỗi vị thần ở mỗi phủ có màu sắc tương đồng nhau. Đứng đầu cho mỗi phủ đại diện là thánh Mẫu.
Cho nên Tam Phủ Công Đồng Tứ Phủ Vạn Linh có thể là chỉ các vị thần, mỗi vị đều có đặc điểm riêng. Trong đó, Thánh Mẫu là người đứng đầu, là người mẹ luôn che chở, dạy dỗ và yêu thương muôn loài, do số phận hóa kiếp phù hộ độ trì cho dân tộc.
Mong rằng những thông tin trên có thể giúp các bạn hiểu được đầy đủ và chính xác hơn về những nét tín ngưỡng dân gian thú vị của cha ông ta truyền lại trong tín ngưỡng thờ Mẫu.
Quý khách cần tư vấn nhiều hơn, hãy để lại thông tin ngay bên dưới: