Khi nói tới các giấy tờ liên quan tới nhà cửa,… nhiều người sẽ nghĩ ngay tới sổ hồng. Vậy sổ hồng là gì? Sổ hồng hay sổ đỏ có giá trị hơn? Tất cả sẽ được giải đáp đầy đủ trong bài viết dưới đây.
Hiện nay, không có một văn bản nào quy định về khái niệm sổ hồng. Sổ hồng là thuật ngữ dùng để gọi “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”. Mọi người thường gọi đó là sổ hồng bởi vì màu sắc của “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” tại đô thị (thị trấn, nội thành, nội thị xã) do Bộ Xây dựng ban hành.
Để tránh bị mất quyền lợi và xảy ra tranh chấp không đáng có, bạn cần nhớ rõ những đặc điểm sau đây của sổ hồng.
Sổ hồng được in nền trống đồng, có màu hồng cánh sen. Sổ hồng chỉ bao gồm 1 tờ mà khi xếp lại sẽ tạo thành 4 trang. Nội dung cụ thể từng trang như sau:
Trên cùng là Quốc Huy. Tiếp đến là Quốc Hiệu cùng với dòng chữ: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” được in mực đỏ nổi bật.
Cách một khoảng trống kế đó là nội dung mục I được viết bằng mực đen 1 số thông tin chính. Bao gồm tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, địa chỉ. Trang này còn có số phát hành sổ hồng với hai ký tự chữ đứng đầu và sáu ký tự số nối tiếp.
Thông tin mục II về tài sản người đứng tên có quyền sở hữu. Đề mục là “Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. Trong đó, ghi chi tiết về thửa đất, nhà ở sở hữu và một số tài sản liên quan khác,… Bên cạnh đó, còn có phần ghi chú, ngày tháng năm cấp giấy chứng nhận, số vào sổ giấy chứng nhận.
Bao gồm mục III và mục IV. Nội dung sẽ về sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Đi kèm với đó là những thay đổi phát sinh sau khi cấp giấy chứng nhận.
Nếu nội dung ở mục IV chưa thể hiện đầy đủ ở trang III thì sẽ tiếp tục được trình bày ở trang này cùng nội dung lưu ý đối với người được cấp giấy chứng nhận, mã vạch.
Cho tới hiện nay, sổ đỏ hay sổ hồng đều có cùng chức năng là loại giấy chứng nhận về nhà đất và có giá trị pháp lý như nhau. Bởi cả 2 đều là chứng thư pháp lý được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở.
Nếu đánh giá trên khía cạnh giao thương, không thể đánh giá sổ đỏ hay sổ hồng cái nào có giá trị hơn. Bởi giá trị của chúng dựa vào giá trị tài sản được ghi bên trong.
Ví dụ, anh Nam đang có giấy chứng nhận sử dụng đất cho thửa đất nông nghiệp 100m2 (hay sổ đỏ). Còn anh Bình sở hữu 1 lô đất 100m2 tại thành thị và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất (Sổ hồng).
Khi có giao dịch, giá trị lô đất của anh Nam không bằng lô đất của anh Bình được. Mặc dù chúng cùng diện tích là 100m2.
Cũng như sổ đỏ, sổ hồng không giới hạn số người đứng tên. Nhiều người có chung quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất thì giấy chứng nhận ghi đầy đủ thông tin tên của người đồng sở hữu.
Vậy ai là người nắm giữ sổ hồng? Tất cả các cá nhân có chung quyền sở hữu đều được quyền cấp 1 giấy chứng nhận riêng. Trừ TH có thỏa thuận giữa các bên về việc giao chỉ cấp giấy chứng nhận cho 1 người.
Sổ hồng dùng để xác nhận quyền sử dụng đất của người được cấp giấy chứng nhận. Đa phần chúng ta đều nghĩ đất thuộc quyền sử dụng của mình thì có quyền xây dựng nhà ở. Song giới hạn quyền sử dụng của đất nằm trong giới hạn của sổ hồng và đất sổ hồng phải là đất thổ cư, không bị nằm trong diện quy hoạch.
Trên đây là thông tin giúp giải đáp sổ hồng là gì? Và một số thông tin cần biết về sổ hồng. Mong rằng bạn đọc nhận được nhiều thông tin hữu ích từ bài viết này.
Và đừng quên theo dõi World Land để tiếp tục cập nhật những thông tin mới nhất về thị trường bất động sản.