Sạt lở đất là gì? Biện pháp chống xói mòn đất hiệu quả

12/02/2023Nguyễn XoàiKiến thức Bất Động Sản

Sạt lở đất không còn là hiện tượng xa lạ ở Miền Trung và Miền Núi phía Bắc, Vùng Trung Du Tây Nguyên Việt Nam. Chúng ta không khỏi đau thương khi nhìn lại những thiệt hại mà sạt lở gây ra. Vậy khi xây nhà ở vùng dễ sạt lở, bạn cần làm gì để hạn chế những tổn thất? 

Sạt lở đất là gì?

Sạt lở đất thực tế là thuật ngữ rất quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày. Tại Việt Nam mỗi năm xảy ra rất nhiều vụ sạt lở gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Theo định nghĩa từ Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, sạt lở đất là sự di chuyển của các khối đất đá, 1 tầng đất hoặc là những khối mãnh vụn của đất đá bị rời rạc nhau cùng lúc trượt xuống con dốc ở trên triền núi hoặc triền đồi cao.

Thông thường, các vụ sạt lở đất thường xảy ra vào ban đêm, kèm theo những tiếng nổ khá lớn. Cũng chính vì xảy ra vào ban đêm nên hậu quả mà nó gây ra là vô cùng lớn. Bởi vào ban đêm thì sẽ khó chủ động để đối phó, khó quan sát hơn ban ngày nên thiệt hại vì thế cũng cao hơn.

Những nguyên nhân gây ra sạt lở đất

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây sạt lở đất. Tuy nhiên, chủ yếu phải kể đến:

  • Tác động của con người

Các hoạt động như chặt phá rừng bừa bãi của con người đã khiến tình trạng sạt lở đất ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, việc xây dựng các công trình dân sinh, công nghiệp dân dụng ở phía dưới chân đồi, chân núi cũng làm cho cấu trúc địa hình suy yếu, gây sạt lở.

Ngoài ra, hoạt động khai thác khoáng sản, đào hầm hố…cũng là một nguyên nhân đẩy nhanh tốc độ sạt lở sói mòn đất đá.

  • Do hình thái đất thay đổi

Những khu vực có đất đã bị yếu đi, có hiện tượng đứt gãy do ảnh hưởng của ngoại cảnh và thời tiết. Vì thế, làm giảm đi sức bền lẫn độ cứng của các tầng đất đá. Từ đó phá vỡ hình thái cấu trúc đất đá và gây ra hiện tượng sạt lở.

  • Tác động của ngoại lực

Mưa lớn kéo dài làm phá vỡ liên hết sức bền của các vật liệu trên đỉnh đồi, mái dốc. Nước mưa cũng làm phá đi mối liên kết của rễ cây, đất đá và thảm thực vậy. Từ đó, đất đá dễ dàng trượt xuống.

Các loại sạt lở đất thường gặp nhất

Theo nghiên cứu thì có 2 loại sạt lở đất phổ biến nhất đó là:

  • Lan truyền

Hình thái này có thể gọi cách khác là lũ bùn. Hiện tượng này gồm nhiều vật liệu đất đá, thân cây và rễ cây tạo thành dòng chảy có tốc độ lan truyền nhanh chóng. Đặc biệt, hiện tượng này thường kết hợp với mưa lớn. Từ đó gây suy yếu địa tầng của triền dốc ở trên cao.

  • Trượt đất

Đây được hiểu là hiện tượng đất chuồi, tức là một hố sụt hay một mảng đất sập xuống, rơi đất từ trên cao rơi xuống dưới triền dốc. Thậm chí nhiều cú trượt đất còn lật cả những tảng đá lớn. Nhưng trượt đất thường diễn ra với cường độ chậm hơn.

Cách chống sạt lở đất hiệu quả

  • Giảm thiểu dòng chảy

Dòng chảy của nước từ trên đỉnh núi, mạch nước ngầm trong núi chính là nguyên nhân gây sạt lở đất. Chình vì vậy, chủ thầu trước khi tiến hành xây dựng cần tính toán các phương án để giảm thiểu tối đa dòng chảy.

Hãy ghi nhớ những nguyên tắc dưới đây:

+ Chuyển hướng ra khỏi vùng nhạy cảm

+ Giữ cho nước chuyển động từ từ

+ Hướng dòng chảy qua các vật liệu chống xói mòn.

Đồng thời cũng bảo vệ các đường thoát nước tự nhiên, tránh bị lấp đầy bởi trầm tích.

  • Xây tường chắn

Xây dựng tường chắn, kè đê, đập ngăn nước cũng giúp chống xói mòn hiệu quả. Để đảm bảo tính thẩm mỹ, các kiến trúc sư có thể kết hợp với dải cảnh quan, tiểu cảnh sân vườn, hệ sinh thái,… Sự kết hợp của các yếu tố trên sẽ tạo nên sự thú vị và chiều sâu cho những căn nhà trên sườn dốc.

  • Trồng cây xanh chống xói mòn

Khi xây nhà trên đồi điều đầu tiên bạn cần lưu ý là hạn chế tác động tới thiên nhiên. Vì thế, các đơn vị xây dựng cần tính toán giữ lại và trồng thêm thảm thực vật xanh. Nó sẽ hạn chế xói mòn trên vùng đất đồi núi hiệu quả. Bên cạnh đó, điều này cũng làm tăng tính thẩm mỹ, tăng chất lượng cuộc sống.

  • Xây dựng sân vườn giật cấp

Một biện pháp đơn giản và thẩm mỹ hơn là thiết kế sân vườn giật cấp nương theo độ dốc của địa hình. Các bậc thang ở sân vườn, bậc thềm, đường đi sẽ giúp độ dốc của sườn núi được chia nhỏ. Từ đó, ngăn chặn được hiện tượng dòng chảy thẳng từ trên xuống.

Bên ngoài sân vườn bạn có thể trồng thêm cây ăn quả, cây bụi,…để tăng tính thẩm mỹ. Rễ của các loại cay này cũng giúp cố định đất, chống rửa trôi. Bên cạnh đó, đóng góp thêm nitơ, giúp lớp đất mặt khỏe mạnh, giàu dinh dưỡng.

Tạm kết

Sạt lở đất là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, hiện tượng này vẫn âm thầm xảy ra, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống con người. Hơn ai hết, chúng ta cần phải thay đổi những thói quen để làm sống hòa hợp với thiên nhiên.

Đừng quên theo dõi World Land để tiếp tục theo dõi những chia sẻ hay về lĩnh vực bất động sản nhé!

YÊU CẦU TƯ VẤN NGAY

Quý khách cần tư vấn nhiều hơn, hãy để lại thông tin ngay bên dưới: