Bất động sản HOT nhất năm! Đừng bỏ lỡ!

Căn hộ The Hybrid Thủ Đức

Room tín dụng đã được nới, liệu ngân hàng còn “chạy trốn” doanh nghiệp?

15/03/2023Nguyễn XoàiTin tức

Ngày 19/9, phía Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết vừa tổ chức Hội nghị về công tác điều hành tín dụng. Cuộc họp kéo dài 7 tiếng với nhiều ý kiến quan trọng.

Ngân hàng đau đầu vì hết room tín dụng

Từ đầu năm, tình hình kinh tế thế giới có nhiều dấu hiệu bất ổn, như việc lạm phát trên toàn cầu liên tục leo thang, các căng thẳng địa chính trị tại khu vực châu Âu, tình hình dịch bệnh vẫn chưa hoàn toàn được giải quyết… Trong bối cảnh đó, các cơ quan điều hành đã phải có những biện pháp điều hành chặt chẽ hơn đối với thị trường tài chính ngay từ đầu năm.

Thống kê từ World Bank cho biết, tỷ lệ tín dụng trên GDP của Việt Nam là 124%. Điều đó cho thấy nguồn vốn của các ngân hàng hiện đang đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế. Song, tổ chức này cũng nói thêm, con số trên cũng thuộc hàng cao nhất thế giới.

Bên cạnh đó, thời gian vừa qua đã ghi nhận sự tăng trưởng nhanh ở dòng vốn vào hoạt động kinh doanh mạo hiểm. Trong khi đó, từ đầu năm nay, nền kinh tế bắt đầu ghi nhận những dấu hiệu phục hồi sau dịch. Theo các chuyên gia, việc này sẽ khiến cho nhu cầu vốn của có phần cao hơn so với mọi năm. Thực tế, các báo cáo của NHNN cũng cho thấy điều này, khi mà chỉ trong 8 tháng đầu năm tín dụng đã tăng 9,91% so với cùng kỳ năm trước, mức cao nhất trong 10 năm trở lại đây.

Trong bối cảnh nhu cầu vốn tăng cao, từ cuối quý I, một số ngân hàng đã hết room cho vay, đến giữa năm thì đại đa số các nhà băng đều gặp phải tình trạng trên.

Thêm 500 nghìn tỷ đồng cho vay

Trong đợt tăng hạn mức (room) tín dụng lần này có khoảng 15 ngân hàng được nới hạn mức từ 1 – 4% so với mức cũ. Mức tăng thêm cho từng ngân hàng được lựa chọn trên những tiêu chí cụ thể. Ở nhóm ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, room tín dụng được cấp phổ biến quanh mức 3 – 4%. Nhóm ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước, hạn mức tín dụng được cấp ít hơn nhưng do quy mô tín dụng lớn hơn nên tổng lượng vốn thực tế được tăng lên sẽ lớn hơn.

Cụ thể, hạn mức được cấp thêm của các ngân hàng đợt này như sau: Sacombank 4%; Agribank 3,5%; HDBank 3,4%; MB 3,2%; OCB 3,1%; VIB 3%; ACB 3%; Vietcombank 2,7%; Techcombank 2,7%; TPBank 1,2%.

Tính đến cuối tháng 8, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 9,91% so với cuối năm 2021, là mức tăng cao so với cùng kỳ nhiều năm trở lại đây. Với chỉ tiêu điều hành cả năm ở mức 14%, ước tính sẽ có thêm khoảng 500.000 tỷ đồng sẽ được phân bổ về cho các ngân hàng. Đây chính là dư địa để các ngân hàng đưa ra các giải pháp tín dụng hiệu quả, giúp doanh nghiệp đến gần hơn với nguồn vốn vay.

Theo hạn mức tín dụng được cấp đợt này, Agribank còn dư địa cho vay khoảng 50.000 tỷ đồng để tung ra thị trường trong 4 tháng cuối năm. Trong khi Vietcombank còn dư địa cho vay mới tối đa khoảng 32.000 tỷ đồng. Từ nay đến cuối năm, Sacombank có hơn 15.000 tỷ đồng để cho vay, ACB cũng có thêm khoảng 11.000 tỷ đồng để cho vay.

Theo báo cáo của SSI Research, việc tăng hạn mức tín dụng nhằm thuận tiện cho việc triển khai thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2% cũng như đáp ứng nhu cầu vốn để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Các ngân hàng nói gì về room tín dụng được cấp?

Dù có những khó khăn nhất định, nhưng tại Hội nghị về công tác điều hành tín dụng vừa được NHNN tổ chức cuối tuần qua, đa số các tổ chức tín dụng (TCTD) đánh giá việc điều hành tín dụng của NHNN trong thời gian qua là phù hợp. Các ý kiến đều cho rằng chưa thể bỏ công cụ hạn mức tín dụng.

Phát biểu tại hội nghị, ông Phạm Quang Dũng – Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), biện pháp hạn mức tăng trưởng tín dụng đã góp vai trò quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô. “Quota” cũng được phân bổ khoa học và chặt chẽ. Đồng thời, NHNN cũng đã áp dụng một số chỉ tiêu để cụ thể hóa chủ trương chỉ đạo của chính phủ điều chỉnh tăng trưởng tín dụng với từng tổ chức tín dụng. Ngân hàng trung ương cũng đã nắm bắt nhu cầu mở rộng dư nợ cho vay căn cứ theo diễn biến thị trường.

Đại diện NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) cũng đánh giá, NHNN đã có điều chỉnh kịp thời về room tín dụng, phù hợp với hoạt động của các ngân hàng cũng như diễn biến của thị trường. Cơ bản ngân hàng đồng thuận với định hướng và các chỉ tiêu phân bổ.

Tổng Giám đốc NHTMCP Quân đội (MB) đồng quan điểm và cho rằng việc thông báo chỉ tiêu TTTD ngay từ đầu năm cũng giúp các TCTD chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình. Việc phân bổ theo xếp hạng là phù hợp với thực tế.

Ông Hàn Ngọc Vũ, Tổng Giám đốc NHTMCP Quốc tế (VIB) có đánh giá, việc áp dụng thêm chỉ tiêu hạn mức tín dụng cho tiêu chí tham gia xử lý các TCTD yếu kém là hợp lý, tạo điều kiện hỗ trợ cho các ngân hàng có thêm nguồn lực.

Cũng tại Hội nghị về công tác điều hành tín dụng tuần qua, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết đã có sự đồng thuận trong đánh giá về bối cảnh kinh tế có nhiều khó khăn, hệ thống ngân hàng chịu nhiều áp lực. Các ý kiến tại Hội nghị đều đánh giá công cụ kiểm soát tín dụng là một công cụ hữu ích, phù hợp với điều kiện Việt Nam và đã đóng góp tích cực đem lại ổn định cho nền kinh tế nói chung và ổn định hệ thống ngân hàng nói riêng. Trong đó, các TCTD được hưởng lợi. Mặc dù chưa thể đáp ứng được tất cả mọi yêu cầu, kiến nghị của các TCTD nhưng tất cả các ý kiến đều nhất trí, đồng thuận để cùng hướng đến mục tiêu chung vì đất nước, vì ngành ngân hàng và từng thành viên trong hệ thống tín dụng.