Bất động sản HOT nhất năm! Đừng bỏ lỡ!

Căn hộ The Hybrid Thủ Đức

Mâm cỗ cúng mùng 1 Tết cần có những gì?

02/03/2023Khánh LinhPhong thuỷ

Tết Nguyên Đán hay còn được gọi là Tết âm lịch là dịp được mọi gia đình Việt Nam mong đợi nhất trong năm. Đây là thời gian để các thành viên tụ họp, quây quần bên nhau. Mọi người cùng chờ đón thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Vì vậy, hầu như nhà nhà chuẩn bị chu đáo cho dịp lễ này, đặc biệt là mâm cỗ. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa và đặc trưng của nó trong ngày tết. Bài viết này sẽ cho chúng ta biết rõ hơn về mâm cỗ đầu xuân.

Ý nghĩa mâm cỗ mùng 1 Tết

Mâm cỗ ngày Tết là một trong những biểu tượng đặc trưng của Tết Nguyên Đán trong mỗi gia đình Việt. Nó thể hiện tấm lòng biết ơn ông bà tổ tiên, cầu chúc một năm mới an khang, thịnh vượng. Nói đến mâm cúng ngày Tết không thể thiếu những món ăn như thịt mỡ, bánh chưng, dưa hành, trong đó gà và xôi gấc cũng là món không thể thiếu.

 

Tuy nhiên mỗi miền lại có những món ăn đặc trưng đi cùng với những ý nghĩa khác nhau trong mâm cỗ.

Mâm cỗ ngày đầu năm của ba miền

Mâm cỗ miền Bắc

Theo truyền thống, mâm cỗ sẽ được mỗi gia đình chuẩn bị rất chu đáo. Một mâm thường có 4 bát, 4 đĩa tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa trong năm. Cỗ lớn thường có 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa tượng trưng cho phát lộc, phát tài. Những món đặc trưng của bốn đĩa thường sẽ là gà luộc mà phải là gà trống, một đĩa thịt đông, một đĩa giò lụa hoặc là chả. Và đặc biệt không thể thiếu trong ngày đầu năm mới là xôi gấc. Màu đỏ của xôi thể hiện cho sự cầu chúc may mắn, và là màu đỏ đặc trưng của mỗi dịp lễ tết. Bốn bát thường sẽ gồm 1 bát chân giò, canh bóng thả, 1 bát mọc và bát miến dong.

Mâm cỗ miền Trung

Mâm cỗ cúng gia tiên của người miền Trung thường rất giản dị. Nhưng nó vẫn toát lên vẻ cao sang nhờ bàn tay khéo léo của những người phụ nữ nơi đây. Mâm cúng tùy theo hoàn cảnh nhưng vẫn sẽ có các món mặn, món xào và món canh. Nhưng khác với miền Bắc, cúng phải có gà trống thì mâm cúng miền Trung sẽ đơn giản hơn. Gồm một ít bánh trái, mứt, xôi chè và một số món đặc trưng như thịt nạc rim, nem lụi hay heo quay,…

Mâm cỗ miền Nam

Dù có đơn giản hơn mâm cỗ của những vùng miền khác, nhưng người dân ở đây vẫn dành thời gian và sự khéo léo cho mâm cúng gia tiên. Trên mâm dâng cúng ông bà luôn có những món ăn Nam Bộ rất quen thuộc, cũng là cách để nhớ về cội nguồn tổ tiên như: Tôm khô củ kiệu là món khai vị, canh khổ qua để cầu cho năm mới những nỗi khổ, điều xui sẽ qua đi. Nếu miền Bắc và miền Trung có bánh Trưng thì miền Nam thường sẽ làm bánh Tét. Bánh Tét có thể là bánh nhân thịt, nhân nếp cẩm hoặc nhân ngọt,…

 

Tuy nhiên ngày nay thường sẽ có sự linh hoạt. Mỗi gia đình có thể biến tấu sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình. Mâm cỗ không cần quá cầu kì mà chỉ cần thể hiện tấm lòng của con cháu với tổ tiên. Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về mâm cỗ mùng 1 Tết và ý nghĩa tốt đẹp của nó.