Bất động sản HOT nhất năm! Đừng bỏ lỡ!

Căn hộ The Hybrid Thủ Đức

Báo động tình trạng làm sổ hồng giả hiện nay, người mua nhà cẩn thận

13/02/2023Nguyễn XoàiKiến thức Bất Động Sản

Bằng thủ đoạn tinh vi, nhiều đối tượng đã làm sổ hồng giả để lừa người mua hòng thu lợi bất chính. Vậy làm thế nào để phân được sổ hồng giả, tránh những rủi ro pháp lý về sau?

Sổ hồng là gì?

Sổ hồng, còn được gọi là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Nếu như sổ đỏ do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Thì sổ hồng là giấy chứng nhận do Bộ Xây dựng ban hành. 

Sổ hồng gồm thông tin về quyền sử dụng nhà ở (diện tích nền, diện tích nhà, số tầng,…), sử dụng đất ở thuộc sử dụng riêng hay chung. Loại sổ này được cấp cho người sở hữu nhà riêng, đất hoặc nhà chung đất như nhà chung cư.

Trước đây, UBND tỉnh là nơi cấp sổ hồng. Tuy nhiên, hiện nay, để giảm bớt thủ tục hành chính cho người dân, UBND tỉnh được phép ủy quyền cho UBND quận, thị xã cấp giấy chứng nhận này.

Tình trạng làm sổ hồng giả đáng báo động hiện nay

Cuộc sống này có người thật thà. Tuy nhiên, người gian cũng không ít. Có những đối tượng lừa đảo yêu cầu làm sổ hồng giả, tất nhiên sẽ có những đối tượng cung cấp dịch vụ đó.

Hiện nay, công nghệ làm sổ hồng giả vô cùng tinh vi. Thông thường, nếu nhìn bằng mắt thường chúng ta sẽ không nhận ra. Bằng công nghệ và kỹ thuật in ấn hiện đại, kẻ gian đã tạo ra những sổ hồng hoặc chứng từ giả…như thật.

Thực tế, không chỉ người dân mà cả doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng cũng có thể bị mắc lừa. Sổ hồng giả hoàn toàn đã khó phân biệt. Vậy thì sổ hồng giả làm trên phôi thật thì càng khó nhận biết gấp vạn lần. Đó là những trường hợp sổ hồng, thật bị đánh cắp được bọn lừa đảo làm giả lại để lừa người khác.

Làm giả sổ hồng? Làm sao để phân biệt được sổ hồng giả, sổ hồng thật?

Nói như vậy không có nghĩa là bạn phải bó tay trước bọn lừa đảo. Hãy ghi nhớ 6 cách dưới đây để nhận biết sổ hồng thật hay giả. 

  • Kiểm tra con dấu và chữ ký trên sổ

Có không ít trường hợp sổ hồng giả phần ghi chức danh để ký thay chủ tịch UBND TP. Tuy nhiên, phần con dấu lại ghi Chủ tịch. Do đó, bạn có thể xem xét dấu hiệu này khi kiểm tra giấy tờ làm giả sổ hồng. 

  • Kiểm tra làm sổ hồng giả bằng đèn pin

Hãy lấy một chiếc đèn pin, chiều vào vị trí dấu ở sổ hồng một góc khoảng 10-20 độ. Nếu là sổ giả thì các chi tiết lõm, không rõ, còn sổ thật thì cách chi tiết lồi và nội dung rõ ràng. 

  • Kiểm tra sổ đỏ, sổ hồng thông qua số seri, các vị trí có bị tẩy xoá không

Số sổ, số vào sổ, lai đất, hình thức sử dụng, diện tích, thời hạn,… là các vị trí có thể bị tẩy xóa trên sổ. Vì thế, bạn có thể kiểm tra những chỗ này để biết sổ thật hay giả. Với những giấy chứng nhận có trang bổ sung thì kiểm tra xem trang này có dấu giáp lai không? Các vị trí trang có bị tẩy xóa không.

  • Kiểm tra sổ hồng bằng kính lúp

Sử dụng kính lúp bạn sẽ nhận biết sổ hồng giả thông qua các chi tiết, hoa văn trên sổ. Thông thường, sổ già các họa tiết sẽ không có các tổ hợp chấm mực hồng như trên sổ thật.

Nếu gặp sổ hồng được ép plastic thì người mua cũng cần phải cẩn thận. Bởi ép plastic sẽ khiến người mua khó phát hiện được sổ đỏ, sổ hồng giả hay thật. Với sổ hồng giản nếu nhìn kỹ bạn sẽ thấy không có phần in nổi.

  • Kiểm tra làm sổ hồng giả qua phôi in

Thông thường làm sổ hồng giả sẽ được thực hiện bằng cách scan bản gốc. Sau đó in ra 2 mặt rồi tiến hành dán lại. Bởi khi in 2 mặt trên cùng 1 phôi rất khó để canh đều. Đương nhiên, việc dán 2 mặt của cuốn sổ lại với nhau rất dễ để lại dấu vết. Để khắc phục điều này kẻ gian thường ép plastic những giấy chứng nhận đó. Chính vì thế hãy cẩn trọng với những cuốn sổ được ép plastic.

  • Hỏi văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất

Đây là cách chắc chắn nhất khi bạn cần kiểm tra sổ hồng thật hay giả.

Theo đó, bạn nên tiến hành làm việc này cùng lúc với thủ tục sang tên. Bởi khi tiến hành làm thủ tục sang tên thì giấy chứng nhận sẽ được kiểm tra là thật hay giả, nếu phát hiện sổ hồng giả sẽ được ngăn chặn kịp thời.

Kinh nghiệm giao dịch bất động sản an toàn

Mặc dù đã biết cách nhận biết sổ hồng giả tuy nhiên, những kinh nghiệm được chia sẻ dưới đây của sẽ giúp các bạn tránh được rủi ro khi tiến hành giao dịch bất động sản

  • Đảm bảo bất động sản có đầy đủ giấy tờ pháp lý theo quy định của pháp luật
  • Bên bán phải là chủ sở hữu hoặc người đại diện theo quy định của pháp luật 
  • Tài sản đó không có tranh chấp
  • Tài sản giao dịch không bị kê biên để thi hành án…
  • Kiểm tra xem tài sản có đang thế chấp ngân hàng hay không.

Khi tiến hành giao dịch, người mua nên yêu cầu người bán cung cấp đầy đủ bản sao có công chứng mới nhất của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của ngôi nhà nêu trên cùng hộ khẩu, căn cước công dân của người bán (của cả vợ chồng nếu người bán đã có vợ, chồng). 

Cùng với đó, người mua cũng nên tới UBND cấp xã nơi có bất động sản đó yêu cầu cung cấp các thông tin về bất động sản nêu trên để kiểm tra trước khi tiến hành giao dịch.

Tạm kết

Vì lợi ích cá nhân, những kẻ lừa đảo sẽ không từ bất cứ thủ đoạn nào. Việc của bạn là phải tỉnh táo để không “vào tròng”. 

Đừng quên theo dõi World Land để cập nhật thêm nhiều thông tin mới về thị trường bất động sản.