Bất động sản HOT nhất năm! Đừng bỏ lỡ!

Căn hộ The Hybrid Thủ Đức

Hợp đồng đặt cọc có cần công chứng không?

20/03/2023Nguyễn XoàiKiến thức Bất Động Sản

Hợp đồng đặt cọc từ lâu đã trở nên quen thuộc với mọi người. Đây là phương thức được thực hiện đầu tiên trong các giao dịch kinh tế. Vậy hợp đồng đặt cọc có cần công chứng không? Và cần lưu ý những điều gì trước khi đặt cọc?

Đặt cọc là gì?

 

Theo khoản 1 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015:

Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng”.

Trước khi tiến hành ký kết hợp đồng, các bên sẽ tiến hành đàm phán, thảo luận về nội dung cơ bản của hợp đồng. Song cũng có những trường hợp giao kết hợp đồng không được thực hiện. Và lúc này, để đảm bảo, các bên sẽ thỏa thuận xác lập đặt cọc. Và họ đều có quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Bên nào vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm như đã cam kết.

Đặc điểm của đặt cọc

  • Thứ nhất: Đối tượng của đặt cọc

Là những vật có giá trị hoặc các vật có tính thanh toán cao. Thông thường, đối tượng của đặt cọc sẽ là tiền. Nó vừa mang chức năng đảm bảo, vừa mang chức năng thanh toán. Chính vì thế, việc đặt cọc phải được lập thành văn bản. Trong đó, phải xác định rõ số tiền đặt cọc,….

  • Thứ hai: Biện pháp đặt cọc

Tùy thuộc vào thỏa thuận mà bên này hoặc bên kia là người đặt cọc. Bên đặt cọc là bên sử dụng tiền hoặc vật có giá trị giao cho bên kia giữ để đảm bảo việc giao kết. Bên nhận đặt cọc là bên nhận tiền hoặc tài sản.

  • Thứ ba: Mục đích của việc đặt cọc

Có thể là đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng hoặc có thể đảm bảo việc thực hiện hợp đồng. Cũng có những trường hợp nhằm cả 2 mục đích trên. Đây chính là điểm khác biệt giữa biện pháp đặt cọc và các biện pháp bảo đảm khác.

Hợp đồng đặt cọc có cần công chứng không?

Thông thường, hợp đồng đặt cọc chỉ cần lập thành văn bản phù hợp với quy định của pháp luật là đã có hiệu lực mà không cần phải công chứng. Song, nếu số tiền cọc quá lớn thì cần có chữ ký của ít nhất 2 người làm chứng và công chứng để có được giá trị pháp lý cao hơn.

Những điều cần lưu ý trước khi ký hợp đồng đặt cọc nhà đất

  • Kiểm tra bất động sản có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng hay chưa?

Thực tế, hiện nay có không ít người mua dính phải nhà đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng. Điều này dễ dẫn đến tranh chấp. Và cũng có không ít trường hợp người bán không làm thủ tục chuyển nhượng sau khi có sổ.

Chính vì vậy, trước khi xuống tiền cọc, người mua bên yêu cầu người bán cung cấp đầy đủ bản sao có công chứng mới nhất của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của ngôi.

  • Kiểm tra tính chính danh của chủ sở hữu

Để làm việc này, hãy khéo léo yêu cầu được xem giấy tờ tùy thân của người bán. Sau đó, đối chiếu với người đứng tên trên sổ đỏ/sổ hồng. Nếu cẩn thận hơn, hãy tới UBND cấp xã nơi có đất yêu cầu cung cấp các thông tin về nhà ở như nêu trên để xác thực thông tin.

  • Nhà, đất có đang bị tranh chấp hay không

Luật Đất Đai 2013 quy định, đất hoặc nhà đang trong tình trạng tranh chấp chưa được giải quyết thì không được chuyển nhượng, mua bán.

Chính vì thế bạn nên tìm hiểu thông tin nhà đất cần mua. Bạn có thể nhờ cơ quan địa phương, nhà môi giới xác định lại cho rõ. Hoặc cũng có thể hỏi những người dân xung quanh, họ sẽ cho bạn không ít thông tin bổ ích.

Ngoài ra, đừng quên đo đạc, kiểm tra xem diện tích bất động sản đó có đúng như thông số được ghi trong giấy chứng nhận hay không?

  • Kiểm tra bất động có bị chặn giao dịch chuyển nhượng?

Bạn cũng cần phải đảm bảo nhà hoặc đất đó không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước. Người bán phải là chủ sở hữu nhà ở hoặc người đại diện theo quy định của pháp luật.

  • Kiểm tra nhà đất có bị quy hoạch hay không?

Theo Luật Đất đai, đất đã nằm trong kế hoạch sử dụng thì không được phép chuyển nhượng. Chưa kể, khi đi công chứng đất thuộc diện quy hoạch sẽ bị bộ phận công chứng từ chối hồ sơ. Chính vì thế, khi mua nhà đất bạn cần xem kỹ vấn đề này.

  • Nhà có vướng phong thủy không?

Thực tế không phải ai cũng quan tâm vấn đề này. Tuy nhiên, nếu bạn là người kinh doanh thì cẩn thận vẫn hơn. Tốt nhất, đừng mua nhà có người tự tử, án mạng, ly hôn… Những bất động sản “ma” thường được rao bán giá cực hời nhưng không mấy ai mặn mà.

Tạm kết

Trên đây là những điều bạn cần biết về hợp đồng đặt cọc được World Land tổng hợp lại. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu hơn về hợp đồng đặt cọc, tránh mọi rủi ro không đáng có khi mua bán bất động sản.

Đừng quên cập nhật tin tức bất động sản mới nhất tại World Land – Chúng tôi sẽ giúp bạn có cái nhìn chính xác, đa chiều về thị trường địa ốc.