Tại Nghị quyết số 111 mới đây của Chính phủ về phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 8, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan tiếp thu tối đa ý kiến của các thành viên Chính phủ, các bộ, cơ quan liên quan, tập trung hoàn thiện dự án luật bảo đảm sự thống nhất, tính đồng bộ với các luật có liên quan.
PGS.TS Nguyễn Đình Thọ – Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách TN&MT
Liên quan đến Dự án Luật đất đai sửa đổi đang được Chính phủ trình Quốc hội, trong đó có điểm nhấn mang tính đột phá là bỏ khung giá đất, trao đổi với phóng viên, PGS.TS Nguyễn Đình Thọ – Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách TN&MT cho biết, trong Dự án Luật đất đai sửa đổi, Bộ TN&MT đã quy định rất cụ thể các nội dung yêu cầu về khung giá đất và bảng giá đất cũng như giá đất cụ thể. Theo đó, khung giá đất là cơ sở để UBND các tỉnh, thành phố ban hành bảng giá đất và xác định nghĩa vụ tài chính của người dân, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai Luật Đất đai năm 2013, Bộ TN&MT đã 2 lần xây dựng khung giá đất (năm 2014 và năm 2019).
Việc xây dựng khung giá đất đặt ra yêu cầu phù hợp với Luật Đất đai, khung giá đất và bảng giá đất phải phù hợp với giá thị trường. Xây dựng bảng giá đất phù hợp với điều kiện kinh tế, mức sống của người dân và biến động thị trường. Song việc áp dụng còn chưa thực sự hiệu quả, gây nên nhiều tranh cãi trong người dân. Vì vậy, nhiều ý kiến đề xuất cần bỏ khung giá đất để các địa phương tự chủ, độc lập trong quá trình xây dựng bảng giá đất.
“Nghị quyết 18/NQ-TW năm 2022 đưa ra chủ trương bỏ khung giá đất. Vì vậy, Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi lần này đã bỏ quy định về khung giá đất và giao toàn quyền tự chủ cho các địa phương trong việc xây dựng bảng giá đất. Trong quy định của Dự thảo Luật, Bộ TN&MT đưa ra các phương pháp để địa phương có thể thực hiện được việc xây dựng bảng giá đất phù hợp với nguyên tắc thị trường. Đối với những địa phương có bản đồ, cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính, cơ sở dữ liệu về giá đất, có thể được xây dựng bảng giá đất theo phương pháp định giá đất căn cứ vùng giá trị và thửa đất chuẩn dựa trên cơ sở so sánh mua bán trực tiếp theo nguyên tắc bình quân số lớn trên thị trường để xác định các thửa đất có giá trị tương đồng”, PGS.TS Nguyễn Đình Thọ cho hay (Theo VOV).
Trả lời câu hỏi của phóng viên VTV Honey: Việc bỏ khung giá đất, có khiến giá nhà tăng lên?
“Giá đất ở đây sẽ tăng hơn so với thời kỳ áp dụng khung giá đất nhưng không ảnh hưởng lớn đến giá đất liên quan đến các nhà đầu tư hiện nay. Bên cạnh đó chúng ta có chính sách khu vực nhà ở xã hội, nhà ở sinh viên, người lao động thì nhà nước không thu tiền nên việc bỏ khung giá đất hoàn toàn không ảnh hưởng đến bảng giá đất theo thị trường”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định.
“Trong Dự thảo Luật đất đai, chúng tôi cũng đã đưa ra quy định việc xác định nghĩa vụ tài chính của người dân sẽ do UBND các tỉnh quyết định và phải ổn định trong vòng 5 năm, đồng thời, không cao quá 20% so với kỳ trước. Luật Đất đai năm 2013 đã quy định rất rõ, giá đất bồi thường là giá đất cụ thể, không thực hiện theo bảng giá đất và khung giá đất. Các địa phương có thể áp dụng phương pháp định giá đất dựa trên cơ sở lấy bảng giá đất nhân với hệ số điều chỉnh giá đất và hệ số K khi ban hành cho từng thửa đất. Chính vì thế, có những nơi như TP.HCM, giá bồi thường có thể gấp 20, 30 lần so với bảng giá đất. Vì vậy, nếu Dự thảo Luật Đất đai lần này quy định bỏ khung giá đất, và nếu bảng giá đất tăng lên phù hợp với giá thị trường cũng sẽ không đẩy giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư lên, do từ trước đến nay, giá bồi thường đã được xây dựng đúng theo giá thị trường”, PGS.TS Nguyễn Đình Thọ chia sẻ thêm (Theo VOV).
Theo nguồn tin của phóng viên VTV Honey, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho hay: “Việc đền bù, hỗ trợ tái định cư phải được đa số người dân thống nhất thì mới thực hiện việc thu hồi đất của người dân. Phải đảm bảo người dân được thừa hưởng và phân phối công bằng những nguồn lực của đất nước, trong đó có nguồn lực của đất đai. Trong từng bước thực hiện các dự án phải có trách nhiệm tính toán đánh giá các tác động và xác định chính sách an sinh, công ăn việc làm…”
Đề xuất bỏ khung giá đất hiện đang còn nhiều tranh cãi trong dư luận. Bên cạnh việc địa phương tự chủ trong việc tự ban hành khung giá đất, xem xét trên thực tiễn thực tế mà phù hợp với mức sống, điều kiện cũng như xu hướng thị trường. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để các chủ thể liên quan lạm dụng, khiến giá nhà đất rơi vào tình trạng mất kiểm soát, gây nhiều hệ lụy sau này.
Quý khách cần tư vấn nhiều hơn, hãy để lại thông tin ngay bên dưới: