Đất thổ cư là gì? Hướng dẫn thủ tục lên đất thổ cư nhanh chóng

17/03/2023Nguyễn XoàiKiến thức Bất Động Sản

Đất thổ cư là cụm từ truyền thống để chỉ đất ở. Thế nhưng, pháp luật lại không quy định khái niệm này dẫn đến không ít nhận định sai về nó. Vậy đất thổ cư là gì? Có mấy loại đất thổ cư? Cách lên đất thổ cư nhanh chóng?… Tất cả sẽ được World Land giải đáp trong bài viết này.

Đất thổ cư là gì?

Đất thổ cư có thể hiểu đơn giản đó là đất ở bình thường. Luật Đất đai năm 2013 uqy định, đất thổ cư thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, được nhà nước công nhận thông qua sổ đỏ (hay còn gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Theo đó, chủ đất sẽ có quyền xây nhà ở và các công trình phục vụ nhu cầu sống…

Có mấy loại đất thổ cư

Đất thổ cư có thể chia là 2 loại là đất thổ cư tại nông thôn (ký hiệu viết tắt trên sổ đỏ ONT), đất thổ cư tại đô thị (ký hiệu viết tắt trên sổ đỏ là ODT). Cụ thể:

– Đất thổ cư đô thị (ODT):

Loại đất này vẫn mang đầy đủ đặc điểm của đất thổ cư thông thường. Tuy nhiên nó sẽ thuộc phạm vi các phường, thị trấn, các quận, thành phố, thị xã hoặc thậm chí là khu dân cư quy hoạch của đô thị mới.

Đất thổ cư đô thị sẽ được áp dụng 1 số chính sách khác so với đất thổ cư nông thôn như giấy phép xây dựng, thuế,… Bạn có quyền xây nhà ở và các công trình phục vụ đời sống. Tuy nhiên, các công trình đó phải phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị.

– Đất thổ cư nông thôn (ONT):

Đây vẫn là đất thổ cư nhưng thuộc địa giới hành chính là khu vực nông thôn và do xã quản lý. Với những khu đô thị đang được quy hoạch lên thành phố thì đất thổ cư tại đó không được coi là ONT nữa.

Loại đất này được áp dụng chính sách thuế cũng như quy hoạch riêng. Đất thổ cư nông thôn thường được ưu tiên cấp phép xây dựng vườn, ao hơn là để phục vụ cho sự phát triển chung của địa phương đó.

Đất thổ cư có sổ đỏ không?

Đất thổ cư hoàn toàn có thể được làm sổ đỏ. Theo đó, khi đã phân lô đủ diện tích, người sử dụng có thể tách thửa làm sổ riêng cho từng mảng bất động sản. Để tiến hành đăng ký giấy chứng nhận quyền sử dụng, người sử dụng đất cần chuẩn bị.

Khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, hướng dẫn người sử dụng đất cần nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm:

  • Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu 01 ban hành kèm theo thông tư 30/2014/TT-BTNMT.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Nộp thủ tục tại Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi thửa đất tọa lạc.

– Bạn cần thực hiện nghĩa vụ tài chính 

  • Khoản 2 Điều 5 Thông tư 76/2014/TT-BTNMT.
  • Lệ phí trước bạ theo Điều 7 Nghị định 45/2011/NĐCP quy định rõ về tiền sử dụng đất.

– Tính thuế đất ở khi làm sổ đỏ thế nào?

  • Tiền thuế sử dụng đất (theo quy định).
  • Phí chuyển quyền sử dụng đất nếu người làm sổ đỏ là người nhận chuyển nhượng (mua) mảnh đất từ người khác. Phí chuyển nhượng quy định bằng 4% trên giá trị chuyển nhượng.
  • Lệ phí trước bạ đất và lệ phí trước bạ nhà (nếu đã xây nhà) – bằng 1% trên giá chuyển nhượng.

Kể từ năm 2007, đất thổ cư không có sổ đỏ hoặc chưa có sổ đỏ sẽ không được tham gia giao dịch. Vì thế, người sử dụng đất và người có nhu cầu bán đất nên chú ý.

Thủ tục lên đất thổ cư là gì?

– Điều kiện lên đất thổ cư

Cá nhân/ tổ chức sở hữu đất muốn lên đất thổ cư cần có đầy đủ các giấy tờ:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Đất không thuộc diện tranh chấp, kê biên kiện tụng
  • Còn thời hạn sử dụng đất

Với cá nhân/ tổ chức thuộc diện giao đất, cho thuê đất được phép chuyển mục đích sử dụng đất như sau:

  • Kế hoạch sử dụng đất của huyện hàng năm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã thông qua.
  • Đất sử dụng trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Ngoài đáp ứng các điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng thì việc chuyển đổi đất thổ cư còn phụ thuộc vào kế hoạch sử dụng đất của huyện.

– Quy trình lên đất thổ cư

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

+ Đơn xin chuyển quyền sử dụng đất
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
+ Sổ hộ khẩu thường trú
+ Bản sao giấy CMND/CCCD

  • Bước 2: Nộp hồ sơ 

Có thể nộp hồ sơ trong 2 trường hợp sau đây:

+ Trường hợp 1: Nộp gián tiếp tại Bộ phận một cửa và chờ chuyển cho Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi chuyển đất.
+ Trường hợp 2: Nếu chưa tổ chức Bộ phận một cửa thì đến Phòng Tài nguyên và Môi trường để nộp trực tiếp.

  • Bước 3. Cơ quan tiếp nhận yêu cầu, cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính

Lúc này, cá nhân cần nộp tiền sử dụng đất nhanh chóng để hồ sơ sớm được thông qua.

  • Bước 4: Chờ kết quả trả về từ Phòng Tài nguyên và Môi trường

Thời gian trả kết quả thường không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Đối với các xã miền núi, vùng sâu vùng xa… không quá 25 ngày. Lưu ý, thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.

Tạm kết

Trên đây là những thông tin cơ bản bạn cần biết về đất thổ cư. Để có thể chuyển đổi lên đất thổ cư, chủ sở hữu cần hoàn thành quy trình theo đúng quy định của pháp luật. Khi đã thành đất thổ cư thì chủ sở hữu đồng thời có quyền xây nhà hoặc sử dụng tùy theo mục đích của mình.

YÊU CẦU TƯ VẤN NGAY

Quý khách cần tư vấn nhiều hơn, hãy để lại thông tin ngay bên dưới: