Đất BHK là gì? Có nên đầu tư vào đất BHK hay không?

20/03/2023Nguyễn XoàiKiến thức Bất Động Sản

Đất BHK là gì? Loại đất này có khác gì với đất CLN? Có nên đầu tư vào đất BHK hay không? Hãy cùng World Land tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây. 

Đất BHK là gì?

Ở nước ta, đất hiện nay được chia thành 3 nhóm chính là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng.

Trong đó, BHK là ký hiệu để chỉ nhóm đất trồng cây hàng năm, thuộc loại đất nông nghiệp. Việc phân chia ký hiệu này giúp quá trình quản lý đất đai thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, cũng hạn chế được tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích.

Đất trồng cây hàng năm bao gồm những nhóm sau:

  • Đất trồng lúa.
  • Đất trồng cây khác không phải lúa: đất trồng cỏ, cây rau, sả, mía, cói, dược liệu, đất đã qua cải tạo để thực hiện chăn nuôi gia súc.
  • Đất nương rẫy được sử dụng để trồng các loại cây hàng năm khác.

Theo Phụ lục số 01, thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định, đất trồng cây hàng năm được sử dụng với mục đích trồng các loại cây có thời hạn hoàn thành chu trình sản xuất không quá 1 năm. Quy định này cũng được áp dụng với đất trồng cây hàng năm lưu lại gốc để tiếp tục thu hoạch. Tuy nhiên, thời hạn không được quá 5 năm.

Đất BHK có gì khác so với đất CLN?

Nhiều người thường bị nhầm đất BHK sang đất CLN. Điều này cũng dễ hiểu. Bởi về bản chất chúng đều là loại đất nông nghiệp. Tuy nhiên, đất BHK là trồng cây hàng năm có thời gian sinh trưởng không quá 1 năm. Còn đất CLN để trồng các cây lâu năm, dài hạn.

Đất BHK có chuyển sang đất ở được không?

Theo quy định thì chủ sở hữu không được xây dựng nhà trên đất nông nghiệp hay bất cứ loại đất nào khác nếu đó không phải là đất ở đô thị hoặc đất ở nông thôn. Chính vì thế, với câu hỏi “Đất BHK có được xây nhà không” thì đáp án là Không. Tuy nhiên, nếu chủ sở hữu có thể chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất BHK sang đất thổ cư thì có thể xây nhà một cách hợp pháp.

Chuyển đất trồng cây hàng năm lên đất thổ cư phải đóng bao nhiêu tiền?

Theo điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định: “Chuyển từ đất nông nghiệp được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

Nghĩa là, khi chuyển đất trồng cây hàng năm sang thổ cư, hộ gia đình, cá nhân phải nộp khoản tiền chênh lệch giữa 3 loại đất này.

Đất BHK có được tách thửa hay không? Điều kiện tách thửa đất BHK là gì?

Đất BHK có thể tách thửa, tuy nhiên phải đáp ứng được những điều kiện dưới đây:

  • Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt
  • Diện tích tối thiểu phải phù hợp với điều kiện và tập quán của từng địa phương.

Ngoài ra, tùy từng tỉnh sẽ có điều kiện tách thửa được quy định cụ thể tại quyết định của UBND tỉnh.

Đất BHK có thế chấp ngân hàng được không?

Đất BHK vẫn có thể thế chấp ngân hàng. Tuy nhiên, phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật.

  • Đất phải có đầy đủ sổ đỏ, giấy chứng nhận quyền sở hữu đất kèm theo.
  • Đất không trong tình trạng tranh chấp, không thuộc diện kê biên.
  • Đất vẫn còn trong thời hạn sử dụng.

Bạn có thể đem đất BHK ra thế chấp ngân hàng nếu đáp ứng được các điều kiện trên. Tuy nhiên, hiện nay có rất ít ngân hàng tại Việt Nam cho thế chấp loại đất này.

3 rủi ro khi mua đất BHK bạn không nên bỏ qua

  • Đất bị vướng quy hoạch

Về nguyên tắc, khi đất BHK đã bị vướng quy hoạch thì sẽ không được hoặc rất hạn chế được quyền chuyển nhượng. Bởi khi đã nằm trong diện quy hoạch thì sớm muộn đất cũng bị thu hồi lại để sử dụng vào các mục đích xây dựng của nhà nước.

Song vì muốn kiếm lời, không ít chủ đầu tư còn cố tình giấu nhẹm tình trạng đất đang nằm trong diện quy hoạch. Nhiều nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm thì rất dễ mắc bẫy mua phải đất dính quy hoạch. Những lô đất này thường có giá trị thấp, gây ra thiệt hại cho người mua.

  • Đất không đảm bảo pháp lý

Pháp lý là vấn đề mà bạn không nên xem nhẹ khi mua đất. Đối với việc đầu tư bất động sản thì pháp lý như chiếc chìa khóa vàng mà ai cũng muốn cầm chắc trong tay.

Tuy nhiên, hiện nay việc mua bán đất BHK chưa có pháp lý rõ ràng đang là điều mà khách hàng thường gặp phải. Điều quan trọng là không phải ai cũng có kinh nghiệm để tránh được những rủi ro này. Thực tế đã có không ít người mất tiền oan vì mua phải đất BHK không có pháp lý rõ ràng.

  • Đất khó xin lên thổ cư

Nếu đáp ứng được các điều kiện hiện hành và phù hợp với chính sách phát triển của địa phương thì đất BHK có thể chuyển sang đất ở để xây nhà và các công trình phụ. Tuy nhiên, không phải tất cả đất BHK đều có thể lên thổ cư được.

Chính vì thế, nếu khách hàng muốn đầu tư đất BHK để sinh lời thì nên xem xét có đủ điều kiện lên thổ cư hay không.

Có nên đầu tư đất BHK hay không?

Đất nông nghiệp nói chung và đất trồng cây hàng năm nói riêng đều có những ưu điểm riêng. Tuy nhiên, nếu không tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi xuống tiền, nhà đầu tư có thể “trắng tay”.

Với những phân tích ở trên, chắc hẳn bạn đã có được câu trả lời cho riêng mình. Vậy nên, việc có nên đầu tư đất BHK hay không là tùy thuộc vào nhu cầu của từng người.

Tạm kết

Tóm lại, với những thông tin mà World Land chia sẻ, bạn đọc đã có được cái nhìn tổng quan về đất BHK. Từ đó, giúp bạn đưa ra quyết định có nên xuống tiền đầu tư loại đất này hay không?

YÊU CẦU TƯ VẤN NGAY

Quý khách cần tư vấn nhiều hơn, hãy để lại thông tin ngay bên dưới: