Tết Nguyên Đán được hầu hết người Việt Nam trông chờ nhất trong năm. Đây là kỳ nghỉ dài để mọi người được đoàn viên, quây quần bên nhau. Vì vậy, ai cũng đều muốn chuẩn bị tươm tất nhất cho ngày này, nhất là mâm cỗ trong mùng 1 Tết.
Tuy nhiên để chuẩn bị cho mâm cỗ đủ đầy, trọn vẹn ngày Tết thì không phải ai cũng biết. Nào hãy cùng WorldLandCorp tìm hiểu điều này qua bài viết sau nhé!
Dân gian có câu “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”, ý nghĩa ngày mùng 1 Tết dựa trên cơ sở đó. Đây là ngày được dành cho cha vì theo quan niệm từ xa xưa, người cha có vị trí cao nhất, là trụ cột gia đình.
Câu tục ngữ “Con không cha như nhà không nóc” cho thấy tầm của người cha trong gia đình. Đó là “nóc nhà” – vị trí cao nhất, chở che cho mọi người trong gia đình. Cha nguyện hi sinh để bảo bọc những người thân yêu, là chỗ dựa trong gia đình.
Chính vì vậy, ngày đầu tiên của năm mới là ngày dành cho cha. Đây là dịp để con cái thể hiện sự biết ơn, lòng tôn kính với cha mình.
Là ngày lễ thiêng liêng, là ngày sum họp của gia đình sau một năm làm việc, học tập vất vả. Mâm cơm ngày Tết cần đầy đủ các món và phải kĩ càng hơn mọi ngày. Nguyện cầu cho một năm đủ đầy, sung túc, hạnh phúc nên mâm cỗ mùng 1 Tết của mọi nhà đều có những món ngon nhất, sắp xếp chỉn chu, trau chuốt.
Ngoài ra, mâm cỗ còn thể hiện sự tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà và cả những người có công với đất nước. Vì vậy, mâm cỗ cúng trong các ngày Tết được mọi nhà chuẩn bị tươm tất, kĩ càng.
Theo những nhà văn hóa học, mâm cỗ mùng 1 Tết gồm có:
Cỗ mặn hay cỗ chay đều được nhưng phải chuẩn bị kĩ càng và bày trí trang nghiêm, chỉn chu.
Ngày nay, mâm cỗ chỉ cần khoảng 4-5 món ăn tùy vào kinh tế gia đình. Điều quan trọng là lòng thành hướng về tổ tiên và không khí vui vẻ bên nhau ngày Tết.
Dưới đây WorldLandCorp sẽ giới thiệu đến các bạn một số cách bày mâm cỗ quen thuộc, đơn giản nhé!
Ở miền Bắc, mâm cỗ thường đầy đủ 4 bát, 4 đĩa tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa, bốn phương. Ngoài ra, những gia đình cầu kì hơn thì sẽ có đến 6 bát, 6 đĩa hoặc thậm chí 8 bát, 8 đĩa.
4 đĩa trong mâm cỗ miền Bắc gồm:
Luôn có một đĩa xôi gấc với ước mong những điều may mắn, đỏ tươi như màu gấc trong năm mới.
4 bát gồm:
Chân giò phải vừa nạc vừa mỡ, giữa bát còn có 1 miếng thịt ba chỉ vuông vức được khía làm tư, nở đều bốn góc.
Ở miền Bắc, vào năm mới sẽ không sát sinh nên hầu như các món ăn phải đều được chuẩn bị từ trước.
Mâm cỗ ở miền Trung đầy đủ các món từ khô đến nước hơn so với miền Nam. Đa số là các món có vị mặn, đậm đà như:
Ngoài ra còn có thịt bò, thịt heo ngâm nước mắm. Một đặc trưng của người miền Trung là món cuốn ăn kèm với bánh tráng, rau sống. Bên cạnh đó còn có các món trộn như: thịt gà trộn rau răm, vả trộn, măng trộn, mít trộn làm khai vị.
Cuối cùng là những món tráng miệng như:
Mâm cỗ ở miền Nam thường đơn giản, phụ thuộc vào kinh tế gia đình. Điều này thể hiện sự trù phú, màu mỡ của vùng miền, không quá chú trọng sự cầu kì như miền Bắc.
Mâm cỗ miền Nam thường phong phú, không quá gò bó theo một chuẩn nhất định. Gồm có:
Cũng đa dạng hơn bánh chưng miền Bắc, bánh tét có thể là tét nếp cẩm, tét ngọt, hoặc bánh tét dừa, nhân có thể là thịt, hoặc trứng vịt,…
Hai món thường xuất hiện trong mâm cỗ là thịt kho trứng và canh khổ qua. Thể hiện mong muốn một năm tốt đẹp, sung túc nên 2 món này không thể thiếu ở mâm cỗ miền Nam.
Theo Phật giáo thì ngày đầu năm không nên sát sinh. Thay vì chuẩn bị mâm cỗ mặn, người ta thường chuẩn bị mâm cỗ chay. Một vài món ăn thường xuất hiện đó là:
Theo sách Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin, có những bài văn khấn sau:
Vừa rồi WorldLandCorp đã mang đến tất cả những điều cần biết về mâm cỗ cúng ngày Tết. Hi vọng bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!
Quý khách cần tư vấn nhiều hơn, hãy để lại thông tin ngay bên dưới: